Công Dân Giáo Dục
Lớp 12 A BCD
In tại nhà in Đường Sáng
Phát hành ngày 10/6/1974


Lãnh đạo Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, Võ Văn Thưởng cùng phái đoàn cúi đầu trước di ảnh Giang Trạch Dân tại Trung quốc.
Lãnh đạo Nông Đức Mạnh cúi đầu trước Hồ Cẩm Đào tại Trung quốc
Có nhục nào hơn lúc chổng mông
Cúi đầu trước kẻ tội diệt vong
Xưa Hồ vì đảng vong quốc cộng
Níu áo Nga, hôn mõm Mao hồng
Luồn cúi hai bên cho danh vọng
Về gắn dân đen cổ đội tròng
Chủ nghĩa hung nô không sức sống
Hồ làm máu lửa cả non sông
Cả đám đàn em cùng mầm mống
Noi gương bán nước hại giống giòng
Răm rắp nghe theo đàn anh cộng
Hỏi rằng nước Việt độc lập không?
Miệng lưỡi hô hào từ sáo rỗng
Tiến lên chủ nghĩa một chữ không
Không có đô la thì chết đống
Tiền đô nuôi một lũ tin thông
Tuyên truyền dối gạt cho dân ngóng
Ngàn năm tới chủ nghĩa đại đồng
Nghe đi, đừng có làm phản động
Cái gọi ngu dân phải một lòng!
Thái Nguyễn
12/2022
Why did Britain help the French to return to Vietnam, why did Ho Chi Minh use sentences from the US declaration of independence, why did Ho Chi Minh have so many different surnames, etc. that young people in the country are trying to answer to find out the truth. These questions have been addressed in many previous articles; however, we sometimes have to repeat them over and over again because the details of the recent history are quite complicated, especially the rapid changes in the French leadership after the German occupation.
Continue readingBút Sử
Thủ Tướng Chính Phủ Trần Trọng Kim (17/4/1945 – 19/8/1945) bị Việt Minh cướp chính quyền, nhân cơ hội sau ngày Nhật bị Hoa Kỳ thả hai trái bom nguyên tử đã tạo ra một khoảng trống chính trị. Ông Trần Trọng Kim là một trí thức yêu nước,có tài. Trong bốn tháng điều hành chính phủ, ông đã thực hiện: Sửa đổi hành chánh, hợp nhất hai chính phủ Bảo Hộ và Nam Triều, thay thế công chức Pháp bằng công chức Việt, ra lệnh dạy tiếng Việt tại các trường trung tiểu học, dự định thống nhất pháp luật ba kỳ, tổ chức những đoàn Thanh Niên Tiền Phong, chiến dịch chống nạn đói, mang gạo từ Nam ra Bắc cứu đói…
Là một nhân chứng lịch sử, ông Trần Trọng Kim đã ghi lại những sự kiện xảy ra trong quyển “Một Cơn Gió Bụi.” Hồi ký này viết từ 1949, xuất bản 1969. Sau đây là một số trang được chụp ra từ quyển sách ấy.
Continue readingBút Sử
Phần trình bày với đề tài “Những Người Vợ và Tình của Hồ Chí Minh” dựa vào tài liệu của các tác giả viết về Hồ Chí Minh như William Duiker, Pierre Brocheux, Thành Tín (Bùi Tín cựu đảng viên cộng sản), Trần Trọng Kim, Trần Gia Phụng…
Tăng Tuyết Minh
Hồ Chí Minh có làm đám cưới với Tăng Tuyết Minh tại Quảng Châu vào 10/1926. Lúc này ông ta có bí danh là Lý Thụy. Hai người sống chung với nhau hơn nửa năm. Đến 4/1927 thì Lý Thụy bỏ Tăng Tuyết Minh, rời Quảng Châu đến các nơi khác hoạt động, cũng để trốn lánh quân Tưởng Giới Thạch đang lùng bắt những người cộng sản.
Continue readingCó một người lên mạng “search” như thế này: Tại sao Hồ Chí Minh ký hiệp ước công nhận Việt Nam nằm trong khối liên hiệp Pháp? Câu hỏi này có lẽ hơi lạ đối với đa số người trong nước vì nó khơi một ý niệm có một cái gì đó không bình thường, đi ngoài những giảng dạy của thầy cô, của sách báo. Rất nhiều năm hằng triệu sách báo, đài phát thanh, truyền hình, và tất cả sinh viên, học sinh đều không được học cặn kẻ đề tài này như một vấn đề lịch sử cần cho mọi người biết.
Nhiều người, ngay cả ở Mỹ, Pháp, Anh,…cũng bị hiểu sai lầm về nguyên nhân của cuộc chiến tranh Đông Dương giữa Việt Minh và Pháp, bởi vì giai đoạn đó kéo dài tới ngày nay có quá nhiều sự tuyên truyền của phe tả một cách tinh vi. Sách báo thiên tả vô ngay những trường đại học, những thư viện, những film Hollywood, những hoạt động của tài tử, những tổ chức cộng sản Mỹ trung tâm tại Chicago tạo phong trào phản chiến, khối truyền thông, v.v..
Continue readingGiáo sư Pierre Brocheux tác giả cuốn “Ho Chi Minh a Biography” có đoạn kể về hồi ký của Khrushchev. Khrushchev cho rằng “Hồ Chí Minh (HCM) là một trong số người cộng sản có lý tưởng nhất –Ho Chi Minh was truly one of the “saints” of communism” (page 144), nghĩa là ông ta đắm chìm vào những lời giảng dạy về chủ nghĩa cộng sản, và nhất là ngoan ngoãn làm theo đàn anh cấp trên không hề nêu ra ý kiến hay bàn cãi . Khrushchev còn viết rằng “Stalin rất khinh thường Hồ, đến độ gọi Hồ là người cộng sản ngu dốt rừng rú –Stalin showed little sympathy for Ho, whom he called “a communist troglodyte” (page 145). Ngược lại thì tại Việt Nam dưới chế độ chủ trương ngu dân, nhà nước đã sản xuất ra hàng ngàn danh thơm ngữ đẹp cho HCM, thí dụ như là “văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh.”
Thử tìm hiểu thế nào là văn hóa đạo đức của HCM.
Continue readingToàn bộ bức thư này được đăng trong cuốn “Công Lý Đòi Hỏi”, xuất bản 1997, của cựu đảng viên Nguyễn Minh Cần, tỵ nạn chính trị tại Nga.
Continue readingNhững con heo nọc nổi tiếng trong chuyện ngụ ý Trại Thú Vật (Animal Farm) của nhà văn người Anh, George Orwell, ra đời vào tháng 8, 1945, vừa khi thế chiến thứ hai kết thúc. Những ẩn ý trong câu chuyện trại thú và từng vai trò của mỗi con vật thể hiện ngoài đời những nhân vật trong xã hội của Đảng Cộng Sản Đệ Tam do Stalin lãnh đạo. Nhiều chục năm sau, cuốn tiểu thuyết lịch sử này chứng minh thêm những tiên đoán của tác giả về bản chất người cộng sản cùng hậu quả. Mới đây, nhìn hiện tượng xảy ra tại nước Anh là ông Tô Lâm ăn uống tại một nhà hàng đắc tiền làm tôi tưởng ngay đến mấy con heo nọc Napoleon (Stalin) và Squealer (Molotov).
Con heo nọc chúa Old Major (Lenin) qua đời để lại tư tưởng phản loạn, chống chủ nhân. Lãnh tụ Napoleon (Stalin) và Snowball (Trotsky) lãnh đạo đám thú vật (dân) lật đổ ông chủ Jones và đổi tên trại thành Trại Thú Vật. Sau đó Napoleon ám hại Snowball và con heo nọc này chạy ra khỏi trại. Napoleon và đồng bọn theo thời gian đẻ ra nhiều heo con, chúng lớn lên trong sự sung sướng, ăn ngon mặc đẹp, trong khi bầy thú khác thì làm lao động vất vả mà không đủ ăn.
Continue readingCác nước người ta có hề trên sân khấu, trong phim, xem ra ý vị. Nước Việt Nam cộng sản thì những tên hề phát xuất từ ngay những người lãnh đạo. Nhiều người chưa thể quên, dù đã trải qua thời gian khá lâu, những “màn diễn” của các ông bà. Người ta cười từ trong nước ra tới hải ngoại, cười lăn lóc nhưng cũng nhận ra gì đó một chút hổ thẹn cho hình ảnh con người Việt Nam trước cái nhìn của thế giới.
Đây là bản chất của thành phần kém văn hóa, mà bản chất thì khó sửa đổi. Từ Hồ Chí Minh cho tới ngày nay, các lãnh đạo cộng sản đều như nhau, dù nhiều lần ra nước ngoài công du hay xin viện trợ, nhưng thế giới văn minh vẫn nhìn họ như còn xa lạ. Qua cung cách đối ứng không tự nhiên, cử chỉ vụng về, nhất là họ không đủ ngôn ngữ ngoại giao.
Continue reading