Khi Nông Đức Mạnh(NĐM) được chọn làm Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng CSVN, nhiều lời bàn tán nổi lên nhưng chỉ qui vào thân thế hơn là sự nghiệp của ông ta. Theo đài Á Châu Tự Do (RFA) thì tại một nước mà tự do báo chí không có để tìm kiếm sự thật thì những lời xì xầm đồn đại lan truyền trong dân chúng lâu dần sẽ đương nhiên trở thành được coi như có giá trị. Do đó khi viết về đại hội đại biểu toàn quốc 4/2001 báo chí ngoại quốc đều nhắc đến những lời đồn đãi rằng NĐM là con rơi của Hồ Chí Minh (HCM) cha đẻ của cuộc cách mạng vô sản ở VN. Đại Sứ Australia là bà Sue Boyd – người nổi tiếng là bộc trực- đã hỏi thẳng NĐM có phải là con của Hồ Chí Minh không? NĐM trả lời “Ở Việt Nam ai cũng đều là con của Bác”. Câu trả lời vô thưởng vô phạt này có chủ đích lập lờ để không phải xác nhận sự thật mà cũng không bị mang tiếng là chối bỏ một sự thật. Sau đó cũng gần một năm trên tạp chí Time, ấn bản vùng Á Châu phát hành ngày 23-1-2002 tại Hồng Kông- qua cuộc phỏng vấn của ký giả Kay Johnson- Tổng Bí Thư (TBT) Đảng CSVN lại một lần nữa lên tiếng về thân thế mình, bác bỏ tin đồn trước đây cho rằng ông ta là con rơi của HCM và một phụ nữ sắc tộc là Nông Thị Xuân. Ngày được nâng lên giữ chức TBT, vì quá bất ngờ với câu hỏi của bà Sue Boyd nên câu trả lời của NDM tuy khôn ngoan nhưng ai cũng hiểu đó là một sự tránh né. Có lẽ nhận thấy im lặng quá lâu là mặc nhiên xác nhận tin đồn không tốt cho sự nghiệp chính trị của mình, là “con Vua thì được làm Vua”, lần này vì có chuẩn bị trước nên NĐM đã bác bỏ tin đồn một cách mạnh mẽ “Tôi phải lập lại và xác nhận rằng điều đó không đúng sự thật. Tôi có thể nói tên của cha mẹ tôi nhưng họ đã chết” Và NDM cho biết cha mình là Nông Văn Lai và mẹ là Hoàng Thị Nhị. Tổng Bí Thư Dảng CSVN tiếp theo cười cười :
Viết về HCM thì không thể nào không nhắc đến những huyền thoại không những do đảng CSVN tô son điểm phấn cho ông mà ngay chính bản thân ông cũng tự hào về những dối trá đó. Hình như những suy tôn mà Đảng CS đã dành cho ông vẫn chưa đủ nên chính ông lại tự ca ngợi mình. Quả thật không ai ca ngợi HCM bằng chính ông ta. Trong các tài liệu về HCM cho biết “Bác” Hồ đã có tất cả vừa tên, vừa bí danh và bút danh từ A đến Z sơ khởi là 54 cái tên (VN Đẹp Nhất Có Tên Bác Hồ- trang 114- 122) nhưng lại bỏ sót mất 2 cái tên là Trần Dân Tiên và T. Lan là tác giả của 2 cuốn sách nâng HCM lên như một ông “Thánh sống” đến độ trơ trẽn vì từ trước đến nay có lẽ chỉ mình Bác là kẻ duy nhất tự viết sách để ca tụng mình qua vai trò Trần Dân Tiên và T.Lan, tự khen mình là khiêm tốn, không bao giờ nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ đến nhân dân, phong cho mình là “cha già dân tộc”, ngạo mạn với các bậc tiền bối, xưng hô là “Bác” với mọi ngườì kể cả các cụ già. Một con người mà có thể hạ bút viết lên những điều như thế thì tất cả những huyền thoại về HCM đều là do ý muốn của ông ta.
Trong những lần dạy dỗ cán bộ đảng viên, HCM thường nhắc đến hai chữ “hủ hoá”, nhưng kỳ thực ông ta lại là người lăng nhăng tình cảm với nhiều phụ nữ hơn ai hết. Những tham khảo của các sử gia ngoại quốc cũng như tài liệu từ các quốc gia Pháp Nga cho thấy rõ điều này. Đồng ý, con người sinh ra đều có tình cảm: yêu thương, giận hờn, ghen ghét trong đó tình yêu vợ chồng là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu được. Thế nhưng HCM đã dấu hết tình cảm đó, cho mình là một “ông Thánh” hy sinh cả cuộc đời , sống cô độc lo cho dân cho nước. Thậm chí ăn ở với người ta có con, rồi ra lệnh giết người mẹ chỉ vì không muốn nhìn nhận vợ con. Nếu không có lệnh của HCM thì ai dám nhúng tay vào tội ác?. Thế mà HCM lúc nào cũng hãnh diện nhắc nhở cho thanh thiếu niên là “Học gì thì học chứ đừng học tánh hút thuốc và không lấy vợ của Bác nhé!”. Do đó nói lên sự thật không có nghĩa là moi móc đời tư mà là đánh đổ huyền thoại của một con người hai mặt nói thì tốt nhưng hành động thì xấu xa. Mồm thì hô hào là “đầy tớ ” của nhân dân nhưng lại mơ thấy mình làm vua là “cha” của thiên hạ :
Trong tù khoan khoái giấc ban trưa
Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ
Tiếng Việt của chúng ta thật là phong phú, đa dạng. Khi viết “Mẹ của NĐM là ai?” thì câu hỏi này không có gì đặc biệt – và câu trả lời là mẹ ông ta có thể là bà A, bà B, bà Mít , bà Xoài v. v… Nhưng khi chúng ta đặt chữ Ai ở đầu câu Ai là Mẹ của NĐM ? thì câu hỏi xem ra có phần mạnh mẽ hơn, hậu ý như là giữa những bà có tên là Marie Biere (Pháp), Tăng Tuyết Minh (Tàu), Vera Vasiliéva (Nga), Nguyễn Thị Minh Khai, Đỗ Thị Lạc, Nông Thị Xuân . . ai trong số đó là Mẹ của NĐM?
Dư luận cho rằng người đó là Nông Thị Xuân có lẽ vì bà Xuân cùng là họ Nông và lại cũng sinh cho HCM một đứa con trai. Tuy nhiên nếu xét về thời gian thì giả thuyết này không chấp nhận được. Câu chuyện Nông Thị Xuân đã được ông Nguyễn Minh Cần – đảng viên CS ly khai viết rất rõ ràng. Sau hiệp định Geneve 1954 HCM về Hà Nội làm Chủ Tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Năm 1955 Nông Thị Xuân 22 tuổi người Cao Bằng được đưa về Hà Nội để “phục vụ” HCM. Lúc đó “Bác” đã 65 tuổi rồi. Một năm sau, hạ sanh một con trai đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Nông Đức Mạnh, theo tài liệu của Đảng, thì sinh năm 1940, còn Nguyễn Tất Trung sinh 1956. Địa thế hang Pắc Bó lại thông ra một con đường kín đáo dẫn sang bên kia biên giới..Cũng tại nơi đây HCM lại có một mối tình mà ít ai để ý đến và ngay những taì liệu trước đây cũng không hề nhắc đến. Nhân chuyện CSVN dâng đất nhường biển cho Trung cộng, các anh chị em trong nhóm “Câu Lạc Bộ Sinh Viên Việt Nam” ngày 24-2-2002 đã viết một bài có tựa đề “Cột Mốc 108 và Một Câu Chuyện Tình” ( Trong Bạch Thư tố cáo Việt cộng hiến đất dâng biển cho Trung Cộng trang 348,349). Mục đích của bài viết muốn nhấn mạnh cột mốc 108 biên giớI Việt Trung để chúng ta có dịp do sánh địa điểm này giữa hai thời điểm 1941 và 1999. Thế nhưng, Cột mốc biên giới đánh số 108 này cũng đã ghi lại dấu vết đầu tiên của HCM khi trở về nước và đã có một cuộc tình với cô gái Nùng họ Nông .
“Vào năm 1941 Nông Thị Ngác – còn có biệt danh là Nông Thị Trưng (tên do “Bác” Hồ đặt cho) là một cô gái tuổi đôi mươi người Tày rất đẹp có duyên nhưng lại mù chữ. Vốn trực thuộc cơ quan chi bộ phái của Trung Hoa Cộng sản Đảng tuyển chọn và huấn luyện để làm giao liên cho HCM, Nông Thị Trưng liên tục được HCM huấn luyện, bồi dưỡng, xoá dần mù chữ và một chuyện tình có thể xảy ra vào những năm tháng này”
Trên tờ Xuân Phụ Nữ năm Đinh Sửu 1997 xuất bản trong nước một bài viết có tựa đề “Cô Học Trò Nhỏ Của Bác Hồ” được tác giả Thiên Lý viết theo lời kể của chính đương sự Nông Thị Trưng đã cho thấy có sự gắn bó rất thắm thiết giữa người con gái Nùng tuổi đôi mươi với người đàn ông 51 tuổi trong cái hang Pác Bó gần cột mốc 108 này. Sau đây là nguyên văn bài viết:
“Tháng 7 năm 1941, được tin Châu Hà Quảng đưa lính cơ tới bắt, ngay đêm ấy tôi trốn ra rừng, rồi được Châu Ủy đem qua Bình Mãng (Trung Quốc) lánh nạn tại nhà một đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc. Một hôm đồng chí Lê Quảng Ba và Vũ Anh đến đón tôi từ Trung Quốc về Pắc Bó gặp Bác.. Về Pắc Bó đã nửa đêm, anh Đại Lâm người giữ trạm đầu nguồn đưa ngay chúng tôi đi gặp “ông Ké”.
Lội ngược suối càng đi nước càng sâu, khi đến thác thứ ba, anh Đại Lâm thổi sáo, từ trên thác có thang tre thả xuống. Trèo thang lên, thấy một cái lán dựng ngay trên bờ suối. Trong lán có ông cụ ngồi đọc sách. Tôi chắp tay “Cháu chào cụ ạ” ông cụ nhìn lên hai mắt rất sáng, ân cần bảo: “Cháu đến rồi à, cháu ngồi xuống đây nói chuyện.\” Tôi nhìn xuống sàn, thấy toàn cây to bằng bắp chân. Cụ bảo hai lần tôi mới dám ngồi. Cụ tỉ mỉ hỏi gia cảnh, rồi khuyên tôi: “Từ nay cháu đã có một gia đình lớn là gia đình cách mạng, đừng luyến tiếc gia đình nhỏ nữa. Cháu cặm cụi làm ăn cũng không đủ để nộp sưu thuế đâu. Mình lấy lại được nước rồi từng gia đình sẽ được đàng hoàng. Từ nay ai hỏi thì cháu nói mình là cháu chú Thu, tên Trưng”. Bác đặt tên ấy là muốn tôi noi theo gương bà Trưng..
Từ đấy tôi ở lại lán anh Đại Lâm, mỗi ngày vào lán của Bác một giờ để học tập. Bác dạy cho tôi từ chuyện thế giới, chuyện cộng sản chủ nghĩa đến cả những cách ứng xử thường ngày như “Đừng làm một việc gì có thể khiến dân mất lòng tin. Mượn một cái kim, một con dao, một buổi là phải đem trả. Trong ba lô nếu có màn, phải để ở ngoài cửa, hỏi xem chủ nhà có bằng lòng mới đem vào. Cháu là nữ, trước bàn thờ có cái giường để các cụ ngồi ăn cỗ, cháu không được ngồi”. Tám tháng được Bác chỉ dạy tôi học được hơn cả mấy chục năm học lý luận tập trung sau này. Bà Nông Thị Trưng ngừng kể để uống nước. Tôi để ý thấy ngôi nhà yên vắng lạ, không có dấu hiệu một người thứ hai ngoài chủ nhân sống ở đây. Đồ vật trong nhà chỉ có chiếc giường, bộ bàn ghế gỗ thường, chiếc xe đạp nam và cái ti vi đen trắng cũ kỹ.
Nhân đang vui chuyện, tôi hỏi về gia đình bà, chồng bà là một cán bộ Việt Minh cùng hoạt động những năm ba mươi, đã mất năm 1986. Được bốn con trai một gái, nay đều ở riêng. Bà sống đơn chiếc, tự “phục vụ” hoàn toàn . Người phụ nữ giàu nghị lực ấy đã trải qua nhiều thời kỳ gian khổ trong kháng chiến, vừa hoạt động, vừa nuôi con. Thậm chí, có lúc quá khó khăn đã phải ngưng công tác. Và cũng chính bác Hồ đưa người nữ cán bộ miền núi ấy trở lại với công tác.
Trong dịp Quốc Hội đầu tiên, sau hoà bình, Bác mời các đại biểu Cao Bằng tới ăn cơm, thăm hỏi mọi cán bộ cơ sở cũ, và không quên cô học trò nhỏ ở Pắc Bó. “Trưng bây giờ làm gì ở đâu?”. Khi nghe trả lời: “Thưa Bác, chị Trưng nghỉ ở nhà”, Bác đổi sắc mặt, trách “Tại sao trước cách mạng khó khăn thế, nó vẫn hoạt động mà bây giờ lại nghỉ, các chú phải tìm hiểu rõ chứ”. Về sau, mỗi khi có dịp, Bác đều cử người gặp trực tiếp bà Trưng hỏi xem bà có gặp khó khăn gì để giúp đỡ.
Bác còn có cả một bài thơ tặng người học trò nhỏ của mình. Bà Trưng kể: “Hồi ấy giữa năm 1943 Bác mới ra khỏi nhà tù Trưởng Giới Thạch, trở về Lũng Cát ở trong một cái lán dưới chân núi. Một hôm Bác cho gọi tôi đến đưa cho một quyển vở và bảo rằng “Bác vừa dịch xong quyển Binh Pháp Tôn Tử, Bác cho cháu”. Tôi giở ra, thấy ở bìa trong có bốn câu thơ viết bằng mực tàu:
“Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tiếc thay , trong những năm kháng chiến, không có điều kiện bảo quản, quyển vở quí ấy đã bị mối xông mất .
Vừa gặp nhau lần đầu , người con gái Nùng chấp tay “Cháu chào cụ ạ”. Có lẽ tiếng “cụ” nghe không “êm ái” nên HCM dặn dò “Từ nay ai hỏi, thì cháu nói mình là cháu chú Thu, tên Trưng”. Và bí danh “Già Thu” và “Nông Thị Trưng ” được khai sinh ra từ đó. Từ trước đến nay ông Hồ vẫn xưng mình là Bác với tất cả mọi người, riêng đặc biệt chỉ có mỗi một mình Nông thị Ngác là được làm “cháu” của “Chú Thu” mà thôi.
Qua lời kể trên đây thì tình cảm của “Chú Thu” dành cho “cháu Trưng” rất đậm đà thắm thiết “Mỗi ngày một giờ liên tục như thế gần một năm trời từ tháng 9-1941 cho đến 13-8-1942 thì lớp dạy kèm chấm dứt, “Chú Thu” qua Trung Quốc, bị bắt ., ra tù trở về lại Cao Bằng, tìm lại cô học trò xưa tặng nàng một bài thơ viết vài giòng trên quyển “binh thư” và kể từ đó tuy xa nhau nhưng “Chú Thu” vẫn theo dõi tận tình giúp đỡ cho “cô học trò nhỏ” của mình.
Tin từ nhóm “Câu Lạc Bộ Sinh Viên” cho biết thì “Kể từ đó Nông Thị Ngác đã vắng mặt khá lâu tại vùng biên giới này, mười năm sau Nông Thị Ngác bỗng nhiên được ưu đãi đặc biệt trở thành chánh án toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng. Người ta đặt câu hỏi việc gì đã xảy ra trong những năm tháng đó, Nông đã đóng góp gì mà chỉ sau mười năm trở thành tỉnh uỷ viên, uỷ viên ban chấp hành trung ương và là người đứng đầu ngành hành pháp tại một tỉnh xung yếu phía Bắc?
Như đã biết, tại Viêt Nam không có tự do báo chí, tất cả nằm trong tay Đảng. Nhà baó Kim Hạnh tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ đã bị mất chức chỉ vì đăng tin HCM khi còn trẻ đã có một người vợ kèm theo đăng lá thư HCM gửi cho người vợ này. Vì sự thật đã không được phơi bày cho nên người dân chỉ còn biết đặt nghi vấn, tại sao Nông Thị Trưng lại được ưu đãi như thế? Tại sao tiểu sử Nông Đức Mạnh chỉ ghi: “Con một nhà cách mạng lão thành? còn cô học trò nhỏ của ”Bác” thì chỉ hé mở chồng mình là “một cán bộ Việt minh cùng hoạt động những năm ba mươi” ?. Tại sao lại phải dấu tên tuổi như vậy?.
Gần đây hơn, đáng tin cậy nhất là William Duiker đã tường thuật lại, trong cuốn sách viết về Hồ Chí Minh (tái bản lần thứ hai) chuyện Nông Đức Mạnh đã tiết lộ với tác giả rằng ” MẸ TÔI, THÀNH VIÊN CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ, ĐÃ PHỤC DỊCH CHO ÔNG HỒ VÀO NHỮNG NĂM ĐẦU TIÊN CỦA THẬP NIÊN 40 ”
Một con người vốn bản tính lăng nhăng, thời gian ở ngoại quốc đã có tiếng là “anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt, luôn mang cà vạt màu, rất diện, xức cả nước hoa cực thơm..”(Hồ Chí Minh có mấy vợ- Trần Gia Phụng) mà nay lại đứng trước cảnh tượng “nửa đêm, giờ tý, canh ba” trong một nhà sàn thanh vắng ông “ké” nhìn lên, hai mắt sáng, ân cần bảo: “Cháu đến rồi à, cháu ngồi xuống đây nói chuyện” thì liệu “ông Ké có làm ngơ được không nhất là khi nhan sắc của “cháu” Nông Thị Ngác lại mặn mà duyên dáng dễ làm say đắm lòng người ! Xem như thế thì câu chuyện Nông Thị Ngác là một nghi vấn có nhiều khả năng xác thật để trả lời cho câu hỏi : AI LÀ MẸ CỦA NÔNG ĐỨC MẠNH vậy. Nhan SF |
-
Bài Mới Đăng – Recent Posts
- Chính Trị Gia Sọt Rác
- Tội Ác của Cộng Sản Việt Nam
- Hà Nội Tuyên Truyền về Nguyễn Văn Bé
- Ai Công Nhận Chính Phủ của Hồ Chí Minh?
- Who Recognized the Government of Ho Chi Minh?
- Tư Tưởng Tắc Kè của Hồ Chí Minh
- Giáo Sư Bernard Fall Nói Về Hồ Chí Minh
- Hai Thư của HCM Gởi Đồng Bào vào 1946
- Hồ Chí Minh Phóng Ra Cuộc Chiến
- Âm Mưu Xóa Bỏ Ngày Tết Nguyên Đán
- Chương Trình Giáo Dục của VNCH
- Những Cái Cúi Đầu Nhục Nhã
- Why Britain helped France to return to Vietnam?
- Sử Gia Trần Trọng Kim viết về Cộng Sản
- Những Người Vợ và Tình của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh và Khối Liên Hiệp Pháp
- Văn Hóa Đạo Đức của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh Giết Nàng Hộ Lý Như Thế Nào?
- Heo Nọc Squealer và Tô Lâm
- Nhà Nước có Nhiều Hề Hỗn Tạp
- How Many Times Ho Chi Minh Did Commit Treason?
- Chính Sách Đi Hàng Hai
- Câu Chuyện Bánh Mì: Ngu Hóa và Tự Ngu Hóa
- Thực Phẩm và Tự Do, Không Phải HCM!
- Dân Cuban: Chúng Tôi Không Còn Sợ Nữa!
- Cộng Sản Sửa Hình Thức và Nội Dung Hình Ảnh
- Remarkable Quotes about Ho Chi Minh
- Những Ngày Năm Sinh của Hồ Chí Minh
- Dennis Prager: Hồ Chí Minh là tên Côn Đồ, Stalin của Việt Nam
- Chuyến Thăm Việt Nam Xác Minh Thêm Lòng Căm Hận Cộng Sản của Tôi
- MTGP a Branch of North Vietnamese Communist
- Comparing CA Governor Newsom and USSR Wealthiest Party Members
- Ai Giết Tạ Thu Thâu?
- Ai Giết Vua Duy Tân?
- Nguyên Nhân Cơn Lũ Miền Trung?
- Những Âm Mưu cho ngày 2/9/1945
- Không Hiểu Gì Hết
- Hồ Chí Minh Không Cần Việt Nam Độc Lập
- Những Cơ Hội Thoát Chết
- Bị Đuổi nhưng Không Về
- Trang Báo Đảng Đăng Bài của “Phản Động”
- Sự Thật về ngày 19 tháng 5
- Quốc Hận 30/4/2020
- Chế Độ Nuôi Chó Săn
- CCP Virus
- Ai Tạo Ra Chiến Tranh Việt Nam?
- Excerpts from the book about the atrocity in Land Reform committed by Ho Chi Minh
- Những Trận Giết Người Long Trời Lở Đất
- Albert Sarraut vs Hồ Chí Minh
- Leclerc có Thái Độ với Hồ Chí Minh
- Nhân Ngày Giỗ 2/9 của Hồ
- Professor Bernard Fall Said about Ho Chi Minh
- Hồ Chí Minh bị Hạ Bệ tại Pháp- Ho Chi Minh was deposed in France
- Học Tập Theo Gương Hồ Chí Minh
- Hongkong: Sự Hiểu Biết và Lòng Can Đảm
- Bản Chất Cộng Sản trong vụ Lộc Hưng
- Hoàng Quốc Kỳ về Ma Đầu Hồ Chí Minh
- Hồ Quang chỉ là một Bí Danh
- Khrushchev: Trung Cộng làm mọi cách để Nuốt Việt Nam
- Lịch Sử qua Hình Ảnh
- Diệt Chủng bằng Văn Hóa
- Hồ Chí Minh Chuẩn Bị cho Cuộc Cướp Chính Quyền vào 8/1945 và 2/9/1945
- Những Nỗi Bất An
- Đảng Cộng Sản Việt Nam Tiếp Tục Bán Nước
- Quỷ Hồ Xuất Hiện
- Truyền Đơn của Nam Kỳ Chống Cộng Sản 6/1946
- Sự Kiện tàu Maddox và những Mốc Điểm quan trọng
- Ho Chi Minh kisses Mao in cheeks for his support in Vietnam’s war against USA
- Ai Phạch Ngực Đợi Mỹ Vào?
- Việt Khang và Nhạc Phẩm
- Xét Lại Lịch Sử
- Tại Sao có bút danh Nguyễn Ái Quốc?
- Việt Nam Cộng Hòa trong lòng Tuổi Trẻ
- Những Câu Nói Để Đời của Hồ Chí Minh
- Lực Lượng Chống Đối thời Pháp Tái Chiếm Đông Dương
- Văn Hóa Ngoại Giao của Việt Cộng
- Hình Ảnh có Tác Dụng Truyền Bá
- Đêm của Con Rồng (Night of The Dragon, 1966)
- Tháng 9
- Tại sao Anh giúp Pháp quay trở lại Việt Nam?
- video Bản Chất Cộng Sản
- Quyết Chí Làm Ra Cuộc Chiến Tranh
- Chủ Nghĩa Cộng Sản cốt lõi chỉ là Tuyên Truyền
- Nguyễn Hữu Loan: Hồ Chí Minh, thằng mất đạo đức, thằng mất dạy
- Trong Lúc Giúp Bác mà lại Có Thai
- Vẫn Gian Dối về Nhật Ký Trong Tù
- Chuyện Quá Nửa Đêm
- Hồ Chí Minh đến Trung Cộng (video)
- Hồ Chí Minh và Tháng 6 Lịch Sử
- John Kerry và Hội Nghị về Chiến Tranh Việt Nam
- 70 Năm Kể Từ Ngày Bán Nước
- Những Tên Côn Đồ Xấu Xa
- Nikita Khrushchev Nhận Xét về Hồ Chí Minh
- LẠI “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH” KHIẾN ĐẢNG THÀNH ĐIÊN NẶNG!
- Tại Sao Có Tin Nguyễn Ái Quốc Chết 1932?
- 70 Năm Nhục Nhã
- Các “Cháu” của Hồ Chí Minh
- Lời của TT Nguyễn Văn Thiệu
- Một Số Tên Họ Tàu của Hồ Chí Minh
- Hồi Ức
- Đảng Quyết Định việc Hôn Nhân
- LM Nguyễn Văn Toàn tại Saigon Tố Cáo Tội Ác Cộng Sản
- Vietnamese political blogger Dieu Cay receives hero’s welcome in the US after prison release
- Hồ Chí Minh qua Hình Ảnh
- Sự Khác Biệt giữa Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 và Tạm Ước 14/9/1946
- Hồ Chí Minh và 10 Ngón Tay
- Dân Hongkong Không Chấp Nhận Độc Tài Cộng Sản
- Bút Danh C.B.
- Hồ Chí Minh và Cải Cách Ruộng Đất
- Đại Úy OSS Ray Grelecki kể về ngày 2/9/1945
- Việt Nam Học Là Gì?
- Trận Điện Biên Phủ và Hiệp Định Geneva
- Kẻ Gian
- Hồ Chí Minh Mang Pháp Về Lần Thứ Ba
- Những Chuyện Bên Lề Hội Nghị Fontainebleau 1946
- Hết Sức Tầm Phào
- Sáng Mắt Sau 30 tháng 4, 1975
- Pháp Tái Chiếm Đông Dương
- Thủ Đoạn Sửa Nội Dung Hình Ảnh hay Sai Sót?
- Tại Sao Có Ngày Sinh Nhật HCM 19/5/1946 tại Hà Nội?
- War Against Communism in Vietnam 1946-1954
- Những Mùa Thu của Hồ Chí Minh và Đảng
- Những sự thật không thể chối bỏ (phần 12) – Sự ngụy tạo về “Mùa Thu Độc Lập”
- Những sự thật cần phải biết (phần 20) – Nông Đức Mạnh – Tội ác của một đứa con rơi
- Hồ Chí Minh qua Những Nhà Báo, Sử Gia, Chính Trị Gia Thế Giới
- Võ Nguyên Giáp Cánh Tay Mặt của Hồ Chí Minh
- Võ Nguyên Giáp:Tội Đồ Dân Tộc sau Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh Bán Nước Lần Thứ Nhất
- Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền
- Hồ Chí Minh Bán Nước Mấy Lần?
- Báo Nhân Dân, 1958, Đăng Tin Công Hàm
- Ho Chi Minh’s Letter marked February 28, 1946, to President Truman
- Bùi Tín Nói HCM là Nguyên Nhân của Chiến Tranh ĐD
- Lá Thư Ngày 28/2/1946 của Hồ Chí Minh Gửi TT Truman
- Phim Vietnam Vietnam
- Tìm Hiểu Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
- Tai Sao Co Chien Tranh Viet Nam?
- Tuyên Truyền Tẩy Não Kỳ Dị
- Hội Nghị Fontainebleau
- Cuộc Chiến Tranh Ý Thức Hệ: 1946-1954
- Xảo Thuật về Hình Ảnh HCM ngày 2/9/1945
- Diễn Biến Trước và Sau 19/8/1945
- Ai Là Mẹ của Nông Đức Mạnh?
- Hồn Dân Tộc của Hồ Chí Minh?
- Lá Thư Ngày 28/2/1946 của Hồ Chí Minh Gửi TT Truman
- Một Chuỗi Dài Làm Tay Sai kể từ 19.8.1945
- 1481 Resolution in Europe about Communism
- Ai Đã Dựng Lên Khmer Đỏ
- Viết Về Chủ Tịch Hồ Chí Minh
- Báo Nhân Dân, 1958, Đăng Tin Công Hàm
- Còn Cờ Đỏ Sao Vàng thì Không Bao Giờ có Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
- Nguyễn Ái Quốc chống Pháp tại Pháp. Pháp nào?
- Tội Bán Nước của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh dạy Nói Láo là Thật
- The Blood-Red Hands of Ho Chi Minh
- Tại Sao HCM dùng Tuyên Ngôn Độc Lập của HK trong ngày 2/9/45?
- Hồ Chí Minh chạy về tổ quốc Liên Sô
- Không Nên Để Cái Xác Khô Giữa Hà Nội
- Ảnh Hưởng của Lenin trong Hồ Chí Minh
- OSS và HCM
- HCM có Chong Phap Gianh Doc Lap khong?
- Ai Là Mẹ của Nông Đức Mạnh?
- Những Người Đàn Bà của Hồ Chí Minh và Mẹ của Nông Đức Mạnh là ai?
- Hồ Chí Minh Có Chống Pháp Không?
- Hồ Chí Minh Có Bao Nhiêu Tên Gọi, Bút Danh, Bí Danh?
- Ngục Trung Nhật Ký không phải của HCM
- Tư Tưởng Cắc Kè
- Cũ Rích Đầy Mâu Thuẫn
- Màu Sắc Chính Trị Trong Phim Mê Thảo
- UNESCO và vụ vinh danh HCM
- Lá Thư Ngày 28/2/1946 của Hồ Chí Minh Gửi TT Truman
- bài viết của Đặng Chí Hùng
- Thời báo Ba Lan ‘xếp hạng’ Hồ Chí Minh đứng tên trong 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20
- Khi người cộng sản mất phương hướng
- NMTriết và Những Trích Dẫn của TT Hoa Kỳ
- Tháng 8 Thú Tính
- Đêm của Con Rồng (Night of the Dragon, 1966)
- Nguyễn Minh Triết: Tái Xác Nhận Vai Trò QTCS
- Ho Chi Minh and the OSS
- XIN LỖI THÁNG TƯ
- Resolution 1481 condemning communist regimes