Hồ Chí Minh dạy Nói Láo là Thật

“Hồ Chí Minh – tuyển tập văn học- Văn Hóa Nghệ Thuật cũng là Một Mặt Trận.” tác giả Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Văn Học, 1999, có đọan Hồ Chí Minh viết gửi báo Cứu Quốc đề nghị viết láo, tạo anh hùng rơm như sau:

                                          GỬI BÁO CỨU QUỐC
Đề nghị:

-Mỗi ngày nên đăng một cái “bảng vàng,” kể một việc oanh liệt trong cuộc kháng chiến.
Nói vắn tắt, nhưng rõ và ít theo lối tiểu thuyết, chừng 15, 20 dòng. Mục đích cốt để nâng cao chí kháng chiến của dân, tuy dùng cách “sùng bái anh hùng.” Chớ nói tếu quá.
Tên ngừơi và địa điểm không nói rõ v.v…
Thí dụ:

BẢNG VÀNG

                   Những người dũng cảm phi thường
Anh hùng kháng chiến bảng vàng thơm danh.
Anh L.V. tiểu đội trưởng VQĐ số X, được mệnh lệnh cùng đồng chí K., đi dọ thám mặt trận địch. Tuy giờ tối đêm, hai anh phải cẩn thận bò gần 1 cây số đến gần, địch bắn ra. Anh L.V. bị thương ở gần cánh tay. Anh vẫn cố gắng bò gần nữa, liệng một quả lựu đạn chùy, năm tên địch ngã ra. Anh L.V. mới bò về.

          Vết thương khá nặng, nhưng anh L.V. nhất định không chịu đi nhà thương. Anh nói rằng: “Tay trái bị thương, nhưng tay phải của tôi vẫn bắn được.”

          Như anh L.V. thật là một chiến sĩ xứng đáng.

Trên là nguyên văn bài viết của Hồ Chí Minh gửi báo “Cứu Quốc” sau ngày Việt Minh cướp chính quyền. Với cộng sản, như ông Hồ xác nhận trên, văn học, văn hóa, nghệ thuật đều là mặt trận dùng để tuyên truyền. Ở đây, chúng ta nên ghi nhận là lối tuyên truyền nhắm vào báo chí mục đích là gì và đối tượng là ai? Tờ báo “Cứu Quốc” này hoạt động  mạnh vào những năm 1945, 1946… và không bao lâu thì ngừng hẳn. Địch đây có phải là người Pháp (Việt Minh đang đánh với Pháp, và trước đó thì thân Pháp, rước 15 ngàn quân Pháp về để chia chát quyền lợi và dùng bàn tay Pháp để tiêu diệt người quốc gia), hay người bị nghe tuyên truyền chính là lực lượng dân chúng và kẻ thù của ông Hồ chính là các đảng phái quốc gia, các lực lượng tôn giáo như Thiên Chúa, Cao Đài, Hòa Hảo?… 

Chính sách của cộng sản là viết láo, nói láo để chiêu dụ lòng dân. Hồ Chí Minh viết bài đề nghị báo “Cứu Quốc” mỗi ngày hãy tự đặt ra một câu chuyện ” sùng bái anh hùng” đăng trên báo để nung đúc lòng hăng say quả cảm trong dân chúng. Qua hơn 60 năm của chế độ, chính sách “viết láo” này xét ra có kết quả vô cùng.Thời đó, không ít người đã tin như tin vào thuyết cộng sản vậy. Người dân vì kém hiểu biết, ai viết sao thì hiểu vậy, ít khi phán đóan đúng sai, nhất là theo nguyên tắc của cộng sản thì trên ra lệnh dưới phải thừa hành triệt để. Do vậy mà Hồ Chí Minh viết láo đến mỏi tay mà chưa ai có câu thắc mắc. Chỉ có cấp trên mới được quyền “sáng tạo” như câu chuyện quái dị trên.

Du kích quân bò (không đi) gần một cây số về hướng địch để tấn công địch. Chắc lúc đó không cần địch bắn lại cũng nát cả hai đầu gối rồi! Cộng thêm L.V. bị thương tay, tiếp tục bò nữa. Vừa đau đầu gối, vừa tay bị thương mà liệng thêm một quả lựu đạn làm chết năm tên địch. Vậy thì lúc L.V. bò, năm tên địch đứng chờ cả buổi để được thấy kẻ thù quăng lựu đạn? Khiếp thật! Đúng là chuyện phim! ( Hồ Chí Minh có dấu đâu, ông ta nghĩ dân mình ngu lắm, cứ viết bừa đi, thiên hạ cứ tin!) Dù sao cũng nhờ những câu chuyện như vậy mà các nhà in của cộng sản thêm cộng trạng đóng góp cho Đảng.

Thêm một chuyện thật về một người bạn. Hai vợ chồng là giáo viên. Một hôm chồng đi làm về mệt mỏi, đói bụng, hỏi vợ: Hôm nay em cho anh ăn gì vậy? Vợ đáp: Thức ăn ngon lắm, trong lồng bàn em dọn sẵn cho anh. Em và con đang đói, nhưng nhường hết cho anh ăn đó…Ông chồng cảm động ôm hôn vợ, hôm nay sao vợ mình chăm sóc chồng kỹ lưỡng đến thế, chắc phải là món ăn đặc biệt lắm. Anh ta vội tới vỡ lồng bàn thì… thấy một đống bằng ban khen đủ màu đủ sắc!

“Bảng Vàng” của ông Hồ “sáng tạo” trên đây ý nghĩa cũng không khác những bảng vàng ghi công “liệt sĩ,” “mẹ lịêt sĩ,” “mẹ anh hùng” v.v..mà nhiều bảng vàng đó người ta vẫn còn thấy nhan nhãn treo trên những miếng váng trong những mái nhà đơn sơ. Thậm chí những bảng vàng này còn được những “mẹ liệt sĩ” mang theo tận Hà Nội và Sài Gòn để trước ngực cho công an thấy như “bảo hiểm” mong khỏi bị đánh đập vì tội dám biểu tình đòi nhà nước trả nhà, trả đất bị cướp đọat nhiều năm. Bài học dạy nói láo của Hồ Chí Minh phải chăng xâm nhập vào từng làn da sớ thịt của đảng viên nên trong vấn đề dân oan biểu tình, mọi hứa hẹn này nọ của nhà nước, người dân đều không tin tưởng. Họ quyết chí tiếp tục xuống đường đòi công lý, dù cực khổ nằm sương dãi nắng, thiếu ăn thiếu mặc, bị công an hành hạ đánh đập…

Chuyện cộng sản nói phét thì nhiều lắm. Vô số văn thơ viết về cái láo của cộng sản. Ngục sĩ nguyễn Chí Thiện có thơ rằng: …”Bác cười, Bác hỏi li chi ngọn ngành…Việc ăn ở, việc học hành…Lao động Bác dặn chấp hành tốt nhanh…Kẹo bánh Bác hứa để dành…Chủ nghĩa xã hội hòan thành sẽ cho!” Có ai nghĩ là: cái gì cũng có thể xảy ra tại xã hội Việt Nam trừ chủ nghĩa cộng sản – một thứ bánh vẽ mà vì người ta muốn ăn quá nên người vẽ ra bánh đó đã phải dùng búa, lưỡi liềm bên cạnh bánh để cho cảm tưởng một sự sắc máu xảy ra trước khi ăn bánh vẽ. Muốn ăn bánh vẽ phải hy sinh, phải đổ máu. Thứ bánh này chưa xuất hiện ở trần gian, cũng như kẹo của “Bác Hồ” chỉ phải để dành dụ khị trẻ thơ mơ tưởng ngày bánh kia xuất hiện. Chỉ là một thứ bánh vẽ mà nhân lọai đã bị bỏ thây trên 100 triêu rồi.

Riêng tại Việt Nam phải nói ít nhất là 5 triệu kể từ ngày ông Hồ trở về Việt Nam sau 30 ăm tìm bánh. “Bạo lực về rất vội!…Chết trận, chết tù, hỡi ôi xã hội!…Biết bao là vợ góa con côi…Bán thân rồi lại bán cả mồ hôi…Mà đói rét vẫn quần sớm tối…” (Nguyễn Chí Thiện). Có người sống lây lất nhờ biết thi vị hóa cuộc đời. Ôi, có phải thật là lãng mạn mới sống cho qua cơn ác  mộng dưới thời cộng sản, sống như “đêm giữa ban ngày,” như trong cõi âm u tù lao mà có “hoa địa ngục!”

 Nhà văn Xuân Vũ, một nhân vật miền Nam tập kết ra Bắc. Ông kể trong trong quyển  “Đồng Bằng Gai Gốc“: Có một lần, Đảng tổ chức ngày liên hoan, trong đó có tiếp đón một nữ chiến sĩ từ miền Nam ra Bắc. Khi được giới thiệu “Tạ Thị Kiều” thì ngay lập tức có một phụ nữ trẻ khỏang trên 20 tuổi bước lên khán đài tự xưng là Tạ Thị Kiều. Kiều được nổi tiếng ngòai Bắc vì được kể trong các bài báo, cô có chiến thuật dùng con khỉ dụ địch chiếm 3 lô cốt một lúc. Xuân Vũ mừng quá. Qua bao nhiêu sách báo tin tức nói về người nữ cán bộ “cực kỳ can đảm và thông minh” này Xuân Vũ đã đọc qua và thán phục. Người này lại cùng quê Bến Tre với Xuân Vũ thì còn gì hãnh diện hơn! Xuân Vũ vội chạy lên khán đài bắt tay ôm chầm mừng rỡ. Xuân Vũ kể trong sách, lúc ấy mọi ngưới ở dưới vỗ tay rần rộ, nhà báo chụp hình lia. Thật là những giây phút xúc động! Nhưng, phải chăng, “xúc động” này riêng của Xuân Vũ không phải chỉ là “biểu diễn”? 

Chỉ có vài tháng sau khi ra Bắc 1954, Xuân Vũ đã thấy chán ngán chế độ, biết mình bị lường gạt, nên có đệ đơn xin Đảng cho về Nam lại, nhưng đơn không được chấp thuận. Trên đường đi gia nhập Đảng, trong tinh thần phấn khởi ông đã làm hai câu thơ ” Mười năm dồn lại một ngày…Là ngày tay mẹ cầm tay Bác Hồ!” Nghĩ rằng ông sẽ ở Bắc mười năm để chiến đấu và sau đó rước mẹ ra gặp “Bác Hồ.” Nhưng rồi một thời gian sau, hai câu thơ trên ông lại đổi thành “Mười năm rõ mặt Bác Hồ…Là con quái vật miệng hô mắt lồi!”

Để thấy sự gian dối và hung tàn của Hồ Chí Minh đến độ Xuân Vũ, một chiến sĩ văn hóa có lý tưởng phụng sự chân chính, phải thốt ra những lời thơ trên. Xuân Vũ âm thầm theo kế họach vào Nam công tác, nhưng thật ra là đi trốn. Dọc đường trường sơn (đường mòn HCM) ông đã chứng kiến bao nhiêu là hiện tượng kinh hòang, tội ác của cái gọi là “chống Mỹ cứu nước” của Hồ Chí Minh. Khi về tới miền Nam, ông vẫn không quên người phụ nữ họ Tạ mà ông quyết lòng muốn gặp. Xuân Vũ đến gặp cô Hai, là em của cha. Bà này là Huyện Ủy của một huyện tỉnh Bến Tre. Ông nghĩ rằng cô Hai biết Tạ Thị Kiều và sẽ tìm cách cho ông đi thăm để tìm hiểu thêm. Nhưng bà Huyện Ủy trả lời là làm gì có tên Tạ Thị Kiều ở vùng này, cũng như công trạng của Kiều mà Xuân Vũ vừa kể,  bà cũng chưa bao giờ nghe hay biết đến. Thế là chiến sĩ gái Tạ Thị Kiều, người ở Bến Tre lập thành tích hiển hách nhờ dùng con khỉ chiếm đồn bót địch cũng là chuyện “sáng tạo” của Ban Tuyên Huấn Hà Nội, mà chỉ có người miền Bắc biết thôi. Chỉ còn lại trong tâm tưởng một người phụ nữ miền Nam cùng quê can đảm, có lòng yêu nước, ít nhất cũng có tâm tư thật sự đi “làm cách mạng” như ông nay đã tan rã. Hồi chánh viên Xuân Vũ  bị thêm một cái gạt nữa trong giờ phút cuối cùng thóat khỏi vòng kiềm hãm của xã hội chủ nghĩa!

Lê Văn Tám cũng là một nhân vật tưởng tượng mà mãi đến sau này ông Trần Huy Liệu mới tiết lộ. Thế mà Đảng dám ngang nhiên cuốc mồ xới mả nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi tại Sài Gòn để đặt thành công viên Lê Văn Tám, một người trong tiểu thuyết tuyên truyền của Đảng. Còn nhiều nữa những nhân vật “anh hùng” mà Đảng đã “sáng tạo.” Nhưng không có cái sáng tạo nào kỳ quái và vô liêm sỉ cho bằng ông Hồ đã tự đặt cho mình hai bút hiệu Trần Dân Tiên và T Lan trong hai quyển sách “Những mẩu chuyện về đời họat động của Hồ chủ tịch” và “Vừa đi đường vừa kể chuyện một mình.” Trong đó tự ông ca tụng mình, đủ trò đủ chuyện. Hai cuốn ông viết láo chưa đủ. Ông đã viết rất nhiều bài với nhiều bút hiệu khác nhau, mà Viện Bảo Tàng Hồ Chí Minh cũng tuyên bố có lần ông lấy 5 bút danh khác nhau để viết báo Thanh Niên vì tờ báo đó chỉ có một mình ông, không có người tiếp tay. Như ta biết Đảng cũng công khai ông Hồ có trên 174 tên họ, bút danh, bí danh.Còn trên 30 bí danh, bút danh nữa đang còn trong vòng kiểm chứng. Đó, một phần phong cách của ông Hồ.

Người cộng sản xem sự thật không là gì cả. Họ dùng tất cả mọi phương tiện để đạt mục đích, và cho đó là đường lối bất di dịch nên không ngại nói láo, viết láo, dạy người khác láo giống mình. Bởi vậy mà dân chúng có câu “nói láo như vẹm.” Chữ vẹm ở đây có lẽ là cách đọc của VM (Việt Minh), nói nhanh thành vẹm.  

Người ta cũng hay nói là người cộng sản nói láo mãi rồi tới lúc cái láo đó thấm vào tim vào óc và cứ tưởng là thật. Bởi vậy cho tới ngày nay có thể nói hằng triệu cuốn sách do sự chỉ huy của Đảng in ra từ các nhà xuất bản (kiểm sóat bởi Đảng) có cuốn sách nào là trung thực? Đảng viên, cán bộ, sinh viên, học sinh, tất cả đều bị nhồi nhét những điều không thực. Thế nên có lắm lần những nhân vật ly khai (cựu đảng viên) phát biểu trên các đài phát thanh trong cụôc phỏng vấn, các ông đều không nhiều thì ít còn “ảnh hưởng” cái bị nhồi sọ chưa thể tẩy hết, mặc dù đã chán ghét, đã khinh khi chế độ, và coi tởm Hồ Chí Minh đến tận xương tủy.

Ông Mai Văn Bộ, một cán bộ cao cấp của Đảng, người miền Nam, tỉnh Hậu Giang. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong thời gian phục vụ  Đảng Cộng Sản: giám đốc Sở Báo Chí Nam Bộ, phó giám đốc Đại Học Y Dược Sài Gòn v.v..Trong quyển “Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh,” trang 47, nhà xuất bản Trẻ, tác giả Mai Văn Bộ viết: “Đồng bào Cao Lãnh nhớ mãi ông thầy Huế giỏi nghề thuốc, nhưng vì họat động yêu nước phải xa xứ.” Không biết rằng ông Mai Văn Bộ biết mà cố tình bẻ cong ngòi bút để viết sai,  hay khộng biết vì bị nhồi nhét bởi sách ca tụng Hồ Chí Minh nên mới cùng Đảng viết lại lịch sử. Ông có biết rằng sau ngày cộng sản Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, rất nhiều tài liệu về nhân vật họ Hồ đã được tung ra cho người ta nghiên cứu.

Nhà nữ sử học Hoa Kỳ biết nói và đọc tiếng Việt, Sophie Quinn Judge, ở Liên Sô liền trong sáu năm. Hai  năm cuối bà bỏ thời gian nghiên cứu về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tài liệu tham khảo từ kho lưu trữ mật của quốc tế cộng sản và sau được mang tên “Trung tâm của nước Nga lưu trữ và nghiên cứu tại liệu lịch sử hiện đại.” Tài liệu đáng tin cậy của bà Sophie sau này được nhiều người dựa vào để biết thêm về Hồ Chí Minh về các bà vợ Tàu, Việt, Nga của ông Hồ.  

Ông Bùi Tín, một cựu đảng viên, hiện sống tại Pháp, đã từng nắm chức Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã đưa ra một số tài liệu, nhân chứng về ông Hồ. “Về Ba Ông Thánh,” tác giả Thành Tín (Bùi Tín), 1996, trang 135: “Thật ra anh thanh niên Nguyễn Tất Thành lên tàu sang Pháp năm 1911 không phải là để tìm đường cứu nước, mà là sau một bi kịch của gia đình. Bố anh, ông tri huyện Nguyễn Sinh Huy (Sắc), đầu năm 1910 bị một án kỷ luật nặng, mất chức tri huyện Bình Khê (Bình Định), bị hạ 4 cấp trong ngạch quan lại, bị đuổi khỏi ngạch này vì tội say rượu, đánh chết một nông dân Tạ Đức Quang. Ông huyện Huy vừa mất nguồn sinh sống, phải làm nghề thầy lang bốc thuốc, vừa mất thể diện,không bao giờ trở về Huế về làng Kim Liên (Nghệ An) nữa. Anh Thành đang học trung học phải bỏ học, tìm đường tự cứu mình và cứu gia đình. Anh làm bồi, bếp ở tàu thủy, ở Luân Đôn, xin vào học trường thuộc địa…” 

 Ông Bùi Tín không thể bừa bãi viết sao thì viết. Ông ly khai khỏi Đảng vì đã chán ghét cái nói láo suốt ngày, biết bộ mặt thật của những con người cộng sản, và vì còn lương tri con người nên cuộc đời còn lại ông đã đóng góp thêm về sự thật cuộc đời Hồ và Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Người cộng sản hay lạm dụng từ ngữ. Cái gì hay đẹp trên đời có lẽ họ cứơp lấy hết để trên sách báo, dán trên môi. Thế nào là “vì họat động yêu nước phải xa xứ?” Ông Sắc “họat động yêu nước” chỗ nào? Trong sách sử người ta chưa hề biết tới một hành động nào gọi là “yêu nước” của ông ta. Nếu có sao ông Bộ không nêu ra một bằng chứng điển hình? Chuyện hiển nhiên ông Sắc bị đuổi ra khỏi chức tri huyện vì phạm tội liên hệ giết người, mà nhiều sách đã ghi cùng tên nhân chứng, thế mà ông Mai Văn Bộ “sáng tạo” từ tội phạm lên đến “yêu nước.” Cũng như chính ông Hồ và Đảng đã và đang tôn vinh Hồ Chí Minh như độc đáo tốt đẹp về mọi phương diện, trong khi trên thực tế với đầy đủ chứng minh, ông ta chỉ là một cán bộ quốc tế phục vụ quyền lợi quốc tế cộng sản, lợi dụng lòng yêu nước của tòan dân để tròng lên đầu lên cổ dân một chủ nghĩa ngọai lai vô nhân bản. Từ một kẻ bán nước hại dân lên thành một anh hùng dân tộc. Ôi, đau đớn nhất phải nói là thành phần tuổi trẻ đã và đang bị nhồi nhét những điều bịa đặt của Đảng bày ra mà Đảng gọi là “lịch sử.” Bao nhiêu gian dối lọc lừa đã bị bao phủ, bị dấu diếm, có chăng một thiểu số dùng internet truy tầm tài liệu mới biết ra sự thật.

Ông Hoàng Hữu Quýnh, một cựu đảng viên hiện đang sống bên Nga, tác giả “Tôi Bỏ Đảng” trang 251: “Chủ tịch vĩ đại Hồ Chí Minh đã dạy cán bộ rằng: “Cứ nói láo mãi rồi cũng có người tin là như vậy!”” Bởi vậy, có người than rằng cộng sản nói láo riết, đến khi có một chuyện nào đó thật thì cũng không biết đâu mà tin. Nhưng bạn đọc hãy tin rằng những gì ông Hồ dạy, như trên, là thật đó. Hồ Chí Minh dạy nói láo là thật!

Bút Sử – 10/2007

About truehochiminh

I write through researches from books of all aspects
This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s