” I have just signed my death warrant! – Tôi vừa ký bản lệnh tử tội của tôi!” (Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1972, page 88). Đó là lời của Hồ Chí Minh(HCM) nói ngay tại đầu giường của ông Marius Moutet vào quá nửa khuya ngày 14/9/1946, cách nay đúng 70 năm, sau khi ép Moutet ký Tạm Ước Modus Vivendi.
Tại sao Hồ tự xác nhận hành động tội lỗi của mình là đáng tội chết trước mặt Bộ Trưởng Thuộc Địa Moutet, một người thiên tả cũng là bạn phe cánh của HCM nhiều năm? Trình bày sau đây dựa vào tài liệu của tác giả nguyên là đại sứ Pháp, trong cuốn sách trên.
Thật ra thì những ai liên quan tới Hội Nghị Fontainebleau (7,8/1946) tại Pháp biết rõ HCM thất bại hoàn toàn khi không đạt mục đích tại hội nghị. Mục đích đó là nhuộm đỏ luôn cả miền Nam qua cái gọi là “thống nhất 3 kỳ” ghi trong Hiệp Ước Sơ Bộ ký 6/3/1946 giữa chính phủ lâm thời Pháp (phe cộng sản/xã hội) và HCM. Nước Pháp lúc bấy giờ cũng đang bị đe dọa bởi làn sóng đỏ, điển hình là phe PRM ( Popular Republican Movement ) vừa lấy lại quốc hội từ phe cộng sản và xã hội qua cuộc bầu cử 2/6/1946. Vì quyền lợi nước Pháp mà chính phủ Pháp bắt buộc phải tái chiếm Đông Dương nếu HCM còn theo chỉ thị của quốc tế đệ tam. Sự tái chiếm này nếu không có Hoa Kỳ bằng lòng thì không thể thực hiện được. Cụ thể là qua hội nghị Potsdam 7/1945, khi chưa chính thức tái chiếm, Pháp đã được cho phép theo chân Anh về Saigon để đương đầu với Việt Cộng vào 9/1945.
Một năm sau, 9/1946, sau vụ hội nghị Fontainebleau, Pháp mới đánh tiếng tuyên chiến với HCM tại Pháp. Kế hoạch vào nhà Moutet quá nửa đêm để ký tạm ước Fontainebleau 14/9 này mang về miền Bắc chẳng qua là để câu giờ, để trấn an dự luận, nhất là các đảng phái đang chống lại HCM qua vụ Hiệp Ước Sơ Bộ (thân Pháp, mang Pháp về miền Bắc). Hồ nói với Sainteny rằng nếu về tay không thì Hồ sẽ bị coi thường và mất hết quyền hành. Do vậy, cái tạm ước 14/9 này dù chỉ ký giữa 2 người (Moutet không phải đại diện chính phủ Pháp) không có giá trị gì cả, nhưng mang về Việt Nam thì người ta vẫn tin là thật.
Trước khi vào nhà Moutet, HCM đã khép mình nài nỉ Moutet giúp ông ta bằng cách ký cái tạm ước mà Hồ đã soạn sẵn. Arm me against those who are trying to outstrip me; you will have no reason to regret it (page 87) – Hãy bảo vệ tôi chống đỡ lại những người đang cố tình rời xa tôi; ông sẽ không có lý do gì để ân hận.
Sainteny nhận xét rằng HCM chơi trò hai mang (duplicity): một mặt thì hòa hoãn nhờ người Pháp ( HCM có ý cho người Việt Nam coi Moutet như đại diện nước Pháp) giúp để chống đối lại đối thủ của ông ta, đồng thời Hồ cũng đang đối kháng lại nước Pháp vì thủ tướng Bidault chống HCM ra mặt, điển hình qua lời tuyên bố của tướng Salan với HCM, cũng vào 9/1946, là nước Pháp sẽ đánh với cộng sản Việt Nam cũng chỉ vì Hồ là thủ lãnh đang hoạt động tại Đông Dương theo chỉ thị của đàn anh. Hồ trả lời rằng nếu phải đánh thì phe Hồ chết 10, phe Pháp chêt 1 cũng phải đánh tới cùng.
Một số người Pháp nhìn vào sự kiện HCM mà lắc đầu ngán ngẫm, lúc này mới thấy rõ hơn bản chất của người cộng sản quốc tế này.
These detractors concluded that if Ho Chi Minh were not a master of duplicity, he was a pitiful sorcerer’s apprentice and in any case not to be trusted (page 88) – Những người gièm pha này kết luận rằng nếu HCM không phải là sư tổ của trò hai mặt, hai mang thì hắn phải là người hành nghề cho thầy phù thủy đáng kinh bỉ, và bất cứ trường hợp nào cũng không nên tin hắn.
Ông trưởng tình báo OSS của Hoa Kỳ là Archimedes Patti cũng có nhận xét kinh tởm về con người HCM. Vào 8/1945, trước vụ 2 trái bom nguyên tử tại Nhật, HCM và Patti có thảo luận qua lại về tình hình chính trị thế giới và Hồ đoán biết Pháp sẽ tái chiếm Đông Dương để đánh Hồ, nên ông ta nói với Patti rằng sẽ làm ra chiến tranh với Pháp dù có giết chết hết người VN, từ tuổi trẻ, đàn bà, đàn ông, tất cả trở thành tro bụi. Lời tuyên bố đó ám ảnh Patti đến hơn 35 năm sau, 1980, khi viết cuốn Why Vietnam ông nhắc lại mà còn rùng rợn.
Nhận xét kỹ lưỡng thì thấy rằng Sainteny đã vài lần khuyên HCM nên chấp nhận sự thất bại tại Fontainebleau; điều này có nghĩa là Hồ bỏ qua mộng nhuộm đỏ miền Nam đi để không phải bị Pháp làm chiến tranh. Nhưng mà chính tác giả cũng nhắc lại là ông ta và HCM đã ký Hiệp Ước Sơ Bộ, trong đó có điều khoản tối quan trọng là muốn Nam Kỳ cũng thành cộng sản. Rồi Sainteny cho rằng cái hiệp ước đó là bước đầu tiên cần thiết để thực hiện chương trình nhuộm đỏ Nam Kỳ, nhưng không cần phải có chiến tranh để nhận thức ra điều đó.
Rất rõ Sainteny không muốn HCM phải chiến tranh với Pháp và khuyên ông ta nên chấp nhận những gì đang xảy ra.
I told Ho Chi Minh quite firmly that it was up to him, even at a distance, to put an end to these excesses, which risked defeating our efforts in the past year to bring about a close cooperation within the framework of internal autonomy, prefiguring eventual independence (page 86) – Tôi đã nói với HCM một cách quả quyết rằng tùy theo ông ta, ngay cả ở một khoảng cách, nên chấm dứt những việc làm quá đáng, dù là những cố gắng của chúng ta trong một năm qua có nguy cơ tiêu tan, đó là việc hợp tác chặt chẽ của chúng ta trong khung sườn của một nước nội bộ tự trị (thuộc Pháp) để rồi từ đó dẫn tới sự độc lập.
Most of these incidents had obviously been meticulously prepared. I told Ho this in a number of tense conversations, but he refused to agree with my interpretation (page 86) – Hầu hết những vụ việc này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tôi đã nói với Hồ điều này nhiều lần trong những lúc nói chuyện căng thẳng, nhưng ông ta từ chối và không đồng ý với sự trình bày của tôi.
Như vậy, qua kinh nghiệm là người đại diện nước Pháp gần gũi với HCM rất nhiều, lần này có thể Sainteny được sự chỉ đạo của chính phủ Pháp là khuyên Hồ nên bỏ mộng nhuộm đỏ Việt Nam và Đông Dương, có như vậy thì dân tộc Việt Nam được độc lập hoàn toàn và không đổ một giọt máu nào. Qua hành động trên của Sainteny, ta thấy Pháp rất có thiện ý với HCM.
Chính vì HCM hình dung ra được những thống khổ khi có chiến tranh, càng ngày nhiều người đã nhận ra hành động phản quốc, bán nước của ông ta, nên Hồ đã không ngần ngại thú tội: Tôi vừa mới ký bản tử tội của tôi. Người ta phân biệt cuộc chiến tranh đầu tiên 1946-1954, nhưng thật ra từ 12/1946- 4/1975 là một cuộc chiến chống đỡ lại chủ nghĩa cộng sản đang lan tràn bành trướng tại Đông Dương và Việt Nam nói riêng là tiền đồn gánh chịu nhiều tai hại nhất.
Phản quốc và bán nước, những từ này có chính xác không? Ngày 7/3/1946 có buổi ra mắt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội do chính phủ Pháp công nhận (Felix Gouin thuộc Đảng Xã Hội, và Maurice Thorez là Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Pháp). Ngay lúc này ngoài đường phố Hà Nội đã nhiều người dân lên tiếng chửi đổng “Hồ Chí Minh bán nước!” Sự kiện này đã được nhà báo Jean Lacouture ghi ra trong cuốn Ho Chi Minh A Political Biography. Khi phe cánh cộng sản Maurice Thorez không còn đương quyền thì Hồ trở thành địch thủ của nước Pháp. Lúc này tại Pháp, Hồ dựa vào ai để đưa ra những quyết định cho số phận dân tộc Việt Nam? Hành động phản bội tổ quốc, sẵn sàng làm tay sai cho đế quốc Nga Tàu. Họ vừa là đế quốc vừa là cộng sản, còn Hoa Kỳ không thể là đế quốc vì người Mỹ chưa bao giờ dùng sức mạnh quân đội để chiếm đóng cai trị ai, chẳng qua hai chữ “đế quốc” cộng sản gán cho Mỹ chỉ để nhồi sọ tuyên truyền.
Ngoài Sainteny là người hết lòng thuyết phục HCM không nên có chiến tranh với Pháp thì phải kể Tướng Jean-Julien Fonde. Fonde đã nói chuyện với tướng cộng sản Võ Nguyên Giáp và nhã nhặn cân nhắc rằng chiến tranh tàn khốc lắm, người chết, nhà cửa tiêu tan, bao nhiêu là đổ vỡ phải nên ngăn ngừa…Nhưng ông Fonde được ông Giáp đáp lại ngay bằng những lời mạnh bạo, không cần đắn đo suy nghĩ, rằng:
Ông nghe đây! Chính trị đứng trên kinh tế, sự tàn phá không quan trọng, một triệu người Việt Nam chết cũng không quan trọng, người Pháp cũng chết thôi. Chúng tôi đang sẵn sàng!….
(Clip from Youtube)
Tội đồ dân tộc thứ 2 sau HCM phải kể là Võ Nguyên Giáp. Những tuyên bố của Giáp và HCM giống như nhau thôi. Đó là dùng mọi phương tiện để đạt mục đích. Mục đích của HCM và Giáp là chính trị, là thiết lập một nhà nước độc tài cộng sản theo ý Nga Tàu, dù có giết chết cả dân tộc Việt Nam vẫn phải làm. Thí dụ mà HCM đưa ra là 10 người Việt chết, 1 người Pháp chết vẫn đánh hoài cho tới chiến thắng, trên thực tế thì hằng triệu con dân nước Việt làm con thiêu thân chỉ vì một HCM tham vọng. Người dân đổ ra xương máu để làm cái đà cho Hồ và tập đoàn bước lên đài lợi quyền.
Một triệu người Việt chết đối vơi Giáp không quan trọng, mà việc quan trọng hơn hết là phải bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam, còn chuyện đời sống nghèo đói thì tính sau. 70 năm trôi qua, nói về chủ trương của cộng sản thì ngày nay tại Việt Nam có khác gì đâu!
Người ta thấy nhiều hình ảnh HCM và đám người do Marius Moutet cầm đầu tiếp đón Hồ mà không thấy lãnh tụ cộng sản Maurice Thorez. Sau vụ bầu cử và Đảng Cộng Sản đã mất ghế trong quốc hội thì họ cũng không chú ý gì nữa ở Đông Dương và giao cho Moutet giúp đỡ Hồ. Riêng chính phủ vừa đắc cử thì có giáp mặt với HCM vài lần, một lần ngày Lễ Độc Lập 14/7/1946, thủ tướng Bidault ra lệnh cho dời ghế của Hồ ra sau không được ngang hàng với các lãnh đạo khác.
HCM tự nhận tạm ước 14/9/1946 là lệnh tử tội của ông ta, còn tác giả jean Sainteny thì cho là một miếng giấy có nội dung lố bịch….that pathetic modus vivendi of September 14…..(page 88) – cái tạm ước buồn cười ký 14/9 đó….Riêng ông Moutet thì bị Hồ làm phiền nhiều quá. Mệt mỏi cả nhiều ngày với HCM, đêm đó ông bị Hồ gọi vào quá khuya nên không muốn nói nhiều và hẹn ngày mai. Thế mà một tiếng đồng hồ sau, khoảng 1 giờ sáng, Hồ gỏ cửa nhà. Cho HCM vào nhà, Moutet tiếp tục lên giường ngủ, Hồ chạy vào phòng ngủ ép buộc ông ta phải ký ngay.
70 năm trôi qua người Việt Nam vẫn còn chiến tranh ý thức hệ với cộng sản Việt Nam. Dù những tên chóp bu cộng sản không bao giờ tin vào chủ nghĩa không tưởng cộng sản, nhưng bọn họ vẫn phải mồm loa mép giải về “Bác Hồ” , về “Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh”. Họ không quá u tối tin HCM là người giỏi, người yêu nước; họ cũng không quá đần độn tin rằng một ngày nào đó nước Việt Nam sẽ trở thành một xã hội cộng sản. Hơn 41 năm bọn người vô nhân tính này không ngượng miệng tuyên bố rằng nước Việt vẫn còn đang thử nghiệm về chủ nghĩa cộng sản và chắc còn lâu lắm mới tiến lên…Tội thay cho giới trẻ còn non nớt về chính trị.
Nếu cho rằng giới lãnh đạo nước Việt Nam ngày nay chỉ là đảng cướp đỏ, nhưng đảng cướp đó phải dựa vào ý thức hệ cộng sản để làm cớ nắm quyền cai trị. Nghe những điều giả dối mãi mà không được quyền có ý kiến phê bình thì theo thời gian người nghe cũng nhập tâm tưởng như là thật. Đó là cái đại ác của cộng sản Việt Nam!
Những xuống dốc về mọi mặt tại Việt Nam ngày nay là kết quả đi liền với chủ trương của HCM – một nhà nước độc tài toàn trị, bạo lực, dựa dẫm, duy vật, vô thần, vô văn hóa. Quá khuya ngày 14/9/1946, HCM thú tội trước một người bạn Pháp đồng chí hướng, ông bộ trưởng thuộc địa sắp mất chức nằm trên giường ngủ trong bộ đồ pajama! Phải chăng trong bối cảnh này HCM tỏ ra chân thật? Ít nhất người ta thấy một lần ông ta nói thật, còn hầu hết những điều thật nhất của HCM là nói láo, đổi màu như cắc kè, còn những người Pháp thì gọi Hồ là sư tổ hai mang hay tay sai của một tên phù thủy khốn kiếp nào đó!
Bút Sử
14/9/2016
Sources: Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1972; Why Vietnam, Archimedes Patti, 1980; http://retronewser.com – Fontainebleau conference began 70 years ago..