Hồ Chí Minh và Tháng 6 Lịch Sử

Ngày 2/6/1946, cách nay đúng 70 năm, người cộng sản quốc tế Hồ Chí Minh (HCM) đến Paris nước Pháp để dự Hội Nghị Fountainebleau với mục đích “cầu hòa” với đảng phái đối nghịch. Thái độ ép mình, dùng mọi phương tiện để đạt mục đích là phương châm của người cộng sản. Bài viết xin trình bày một số vấn đề xảy ra trong giai đoạn HCM vận động chính thức hóa Hiệp Ước Sơ Bộ. 

Trước khi đáp máy bay xuống phi trường bên Pháp dự hội nghị Fountainebleau, HCM phải dừng chân nghỉ tại Ấn Độ. Trong phái đoàn của HCM còn có tướng Pháp Raoul Salan cùng đi theo.

Trong chuyến tháp tùng từ Hà Nội tới Pari, do thời tiết xấu, máy bay của đoàn phải đổ xuống sân bay Rănggun của Ấn Độ không trong dự kiến. Đêm ấy (31-5-1946) tướng Xalăng và Hồ Chủ tịch phải nằm chung một cái màn trong nhà vòm dã chiến mà quân đội Anh vừa rút đi…
( Hồ Chí Minh Tên Người Sáng Mãi, Học Tập Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh, Hoàng Sơn Cường, trang 99).

Trong sách của Hoàng Sơn Cường còn ghi là Salan cũng đã tiếp xúc với HCM bàn chuyện trước khi có chuyến đi này. Salan là tướng trong quân đội nước Pháp, dù có theo lập trường thiên tả, nhưng trách vụ vẫn thi hành theo lệnh chính phủ ban ra.

Ngay lúc này nước Pháp đang tổ chức bầu cử Quốc Hội. Vì là chính phủ lâm thời nên thời gian điều hành không lâu, khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, trong vòng 6 tháng (từ tháng 1 đến tháng 6, 1946) nước Pháp đã mang đến cho miền Bắc Việt Nam một thảm họa, và kể từ thời gian đó làm đà cho những bước đi kế tiếp của ông Hồ đưa đẩy toàn cõi đất Việt đến những cuộc chiến tàn khốc đẩm máu.

Chính phủ từ 26/1/1946 – 24/6/1946 do phe thiên tả nắm quyền gồm:

Thủ Tướng: Felix Gouin (Đảng Xã Hội)
Phó Thủ Tướng: Francisque Gay ( Đảng MRP – Movement Republican Popular)
Phó Thủ Tướng: Maurice Thorez (Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Pháp)
Bộ Trưởng Ngoại Giao: George Bidault

Còn khoảng 15 các chức vụ bộ trưởng nữa, nhưng quyền hạn thủ tướng và 2 phó thủ tướng vẫn là trên hết; hơn nữa, trong ba người thì đã có 2 là thiên tả.

Bắt đầu từ 4/1946 kéo dài đến giữa 5/1946 đã có những buổi họp xảy ra giữa 2 phe HCM và Thống Đốc Đông Dương Georges Thierry d’Argenlieu. D’Argenlieu thuộc phe cánh của Charles de Gaulle và Georges Bidault tức thành phần chống cộng sản.

Vấn đề chính yếu đã làm cho phe d’Argenlieu lo lắng đó chính là Hiệp Ước Sơ Bộ,  ký ngày 6/3/1946, giữa HCM và Jean Sainteny, đại diện chính phủ tả phái của nước Pháp. Trong hiệp ước này, phần “thống nhất 3 kỳ” là tối quan trọng, bởi vì nếu hiệp ước được thực hiện một cách pháp lý thì cộng sản sẽ nhuộm đỏ cả ba miền Bắc Trung Nam.

Thế nên trước  ngày  bầu cử Quốc Hội 2/6/1946, d’Argenlieu đã vận động thành lập chính phủ cho Nam Kỳ, cố ý  tách Nam Kỳ ra tự trị để không dính líu gì tới việc “thống nhất”của phe cộng sản HCM và Pháp cộng. D’Argenlieu đã công nhận chính phủ Nam Kỳ Nguyễn Văn Thinh. Việc thành lập này xảy ra từ tháng 2-6/1946 và HCM đã biết. Thế nên vào ngày 28/2/1946 Hồ đã viết một thư cho Tổng Thống Hoa Kỳ Harry Truman để yêu cầu giúp không cho Nam Kỳ tự trị. Kể ra HCM, từ 1945-1946, đã viết hơn 10 lá thư cho chính phủ Hoa Kỳ, nhưng không lá thư nào được trả lời.

Là một quốc tế cộng sản thuộc hàng lãnh đạo tại Đông Dương nên Hồ nắm rõ tình hình chính trị thế giới. Biết nguy cơn Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản Pháp sẽ mất ghế trong kỳ bầu cử Quốc Hội lần này nên HCM đăm ra bối rối. Phạm Văn Đồng lãnh đạo phái đoàn qua dự Hội Nghị Fontainebleau, còn phái đoàn HCM thì đi riêng như kể trên.

Trong những lần tiếp xúc ấy, lúc đầu tướng Xalăng với tư  cách là Tư lệnh quân đội Pháp, ngạo mạn đòi Chính phủ Hồ Chí Minh phải hạ vũ khí đầu hàng. (Hồ Chí Minh Tên Người Sáng Mãi, trang 99)

Tướng Salan khuyên HCM nên hạ vũ khí đầu hàng vì mọi người đều đoán biết phe Phong Trào Quần Chúng Cộng Hòa (MRP) sẽ đắc cử kỳ bầu cử Quốc Hội lần này. Phe cộng sản Pháp sẽ không còn cơ hội để thực hiện những điều ghi ra trong Hiệp Ước Sơ Bộ, mặc dù trước đó không lâu, 4/1946, Salan và Võ Nguyên Giáp đã ký những thỏa thuận về mặt quân sự, và trong sự ký kết này thì quân đội miền Bắc hoàn toàn lệ thuộc quân đội Pháp, con số lại bị giới hạn 10 ngàn quân trong khi của Pháp thì 15 ngàn quân.

HCM tới Pháp ngay lúc chính phủ đang bận rộn việc bầu cử nên đã đặc phái cho Sainteny ra phi trường tiếp đón, và sau đó  mướn hotel cho phái đoàn HCM ngơi nghỉ chờ đợi.

hochiminh biarritz june 2 46

Phái đoàn HCM đi dạo biển tại thành phố Biarritz khi chính phủ Pháp đang tổ chức bầu cửa Quốc Hội 2/6/1946 (photo from Ho Chi Minh, William Duiker, 2000, page 426)

hcm sainteny 6 46 biarritz airport on way to paris for fontainelbeau conference

Hồ Chí Minh và Jean Sainteny tại phi trường Paris. Sainteny ghi nhận Hồ tỏ ra rất lo sợ về kế quả bầu cử Quốc Hội của Pháp lần này (photo from Ho Chi Minh, William Duiker, 2000, page 426)

Hồ đã tỏ thái độ lo lắng tột độ tại phi trường như hình trên. Khi ông ta bước ra khỏi máy bay trước đám đông mà ông không biết họ thuộc thành phần nào, nên Hồ cứ nơm nớp lo sợ.

Glancing at Ho, I observed that he was deathly pale. His eyes glittered, and when he tried to speak to me, his throat was so tight that he could not utter a word. As the plane stopped on the runway, he grasped my arm. “Stay close to me,” he said. “There’s such a crowd!” (Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1970, page 76)

Liếc nhìn Hồ, tôi quan sát thấy là ông ta mặt tái  như  chết. Mắt ông ta chớp lia, và khi ông cố gắng muốn nói với tôi  thì cuống họng lại cứng chặt đến nỗi ông ta không thể thốt lên được một lời. Khi máy b ay ngừng tại sân bay, ông ta nắm cánh tay tôi nói “Đứng gần tôi. Kìa một đám quá đông!”

Có lẽ có tật giật mình nên khi thấy đám đông là khiếp sợ, sợ bị uy hiếp. Ngược lại tác giả Sainteny còn kể là khối người đó thuộc phe cánh của Marius Moutet, người bạn thân của Hồ thuộc Đảng Xã Hội.  HCM  được phe thiên tả đối xử rất tử tế, ngay cả phe đối nghịch Bidault cũng không tỏ vẻ xài xể quá đáng, ngoại trừ ngày 14/7/1946, tại buổi Lễ Độc Lập, HCM bị Bidault cho người  dời ghế xuống hàng sau, không được ngang hàng với các lãnh đạo khác có mặt tại buổi lễ.

Trong thế  suy yếu vì phe cộng sản và xã hội đã không còn nắm quyền quốc hội, nên Hồ chuyển kế hoạch hoạt động. HCM được nhận xét là như con cắc kè, thế lực nào đương thời thì ông ta chạy theo bất kể đó là phe cánh có lập trường như thế nào, miễn sao đem lại lợi ích cho phe cộng sản HCM. Lần này thì cả khối chống HCM và Hiệp Ước Sơ Bộ làm ra một văn thư danh tiếng (famous recommendation) trong đó đặt (label) tên cho Hồ là “con buôn hai mặt” (double dealer) – vừa đi với Marius Moutet (Đảng Xã Hội) để vận động chính phủ mới đắc cử, Thủ Tướng Bidault, thông qua Hiệp Ước Sơ Bộ, vừa hòa hoãn tưng bốc chính phủ mới để lấy lòng.

Tác giả Sainteny kể lại một trường hợp khá khôi hài là HCM gửi thiệp mời trang trọng đến các giới khách đến dự buổi tiệc chúc mừng Thủ Tướng Georges Bidault ngày 4/7/1946 tại khách sạn Royal-Monceau, trong thiệp còn yêu cầu mọi người phải mang ca vát trắng (white tie). Nhưng tại buổi tiệc chiều đó, HCM  chứng tỏ rất trung thành với bộ quần áo kiểu bốn túi nút tới cổ giống như Mao.

Cũng vào tháng 7 này, Sainteny tổ chức một buổi tiệc họp mặt gồm nhiều tai to mặt lớn (many politicians  of various rank were present) và có cả HCM. Albert Sarraut, cựu thống đốc Đông Dương, kẻ thù mà HCM đã từng tuyên bố (declared enemy) lại có thái độ cười nói an nhiên khi gặp HCM. Điều này làm Hồ ngạc nhiên. Nhưng, cái lối ngoại giao và chơi chữ  của người tây phương đã làm cho Hồ không đỡ nổi!

“Well!” exclaimed Sarraut, “here you are, you old brigand. I have you within reach at last! What a good part of my life I’ve spent pursuing you!” (Ho Chi Minh and His Vietnam, Sainteny, 1970, page 81)

“Tốt quá!” Sarraut la lớn lên, “ông đây rồi, tên cướp cũ. Cuối cùng thì tôi có ông trong tầm tay! Thật là một phần thú vị của cuộc đời tôi trong khi tôi tìm kiếm truy nã ông!”

Và có phải lời tuyên bố trên của Sarraut cũng là gián tiếp báo cho HCM biết số phận của mình khi vẫn còn tiếp tục theo đường lối của quốc tế ba cộng sản.

Hồ còn yêu cầu Sainteny giúp cho gặp tướng Pháp Charles de Gaulle, và dĩ nhiên Hồ cũng thừa biết là de Gaulle là đối thủ hạng nặng. Một nhân vật nữa là tướng Leclerc, người trước đó vài tháng đã cùng Sainteny cụng ly chúc mừng với HCM sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ. Leclerc cố tránh không gặp Hồ trong lúc này, có tài liệu trình bày rằng Leclerc đã không còn coi trọng HCM như trước vì ông ta đã khám phá ra sự thật về người cộng sản này.

Trở về một số sự  kiện xảy ra vào 1945 khi Jean Sainteny đưa ra câu hỏi. Sainteny nhắc lại sự mâu thuẫn khi có hai hiện tượng: vào cuối tháng 8/1945, Việt Minh, do lệnh của HCM, đã tổ chức một cuộc xuống đường quy mô lên án chống Pháp, rồi 10 tháng sau, tức 6/1946, lại hòa hoãn ân cần với Pháp?

30 thang 8 1945 vietminh chongphap

30 tháng 8 1945, tại Hà Nội có buổi xuống đường biểu tình chống Pháp (photo from Why Vietnam, Archimedes Patti, 1980, page 235)

Sainteny đã quên phân biệt Pháp nào! Vả lại sự hòa hoãn này cũng chỉ là đường lối cắc kè của đại kịch sĩ HCM!

Vào tháng 7 và 8/1945 là lúc Pháp de Gaulle đã nhiều lần gửi thư cho Tổng Thống Truman yêu cầu giúp Pháp trở về tái chiếm Đông Dương để trừ đại họa cộng sản cho nước Pháp. Thế nên trong hội nghị Potsdam 7/1945, mặc dù không ghi rõ Pháp theo chân Anh về giải giới tàn quân Nhật ở miền Nam, nhưng chính Tướng của quân đội Anh, Douglas Gracey, đã ngầm cho Pháp ra tay đánh Việt Minh, trước hết là những quân nhân Pháp bị Nhật nhốt được quân đội Anh mở cửa tù thả ra.

Thế thì lúc này là lúc HCM rất lo sợ bởi cái thế Pháp trở về tái chiếm ngầm đang xảy ra. Tái chiếm để dẹp cộng sản, dẹp làn sóng đỏ đang lan tràn ở Đông Dương, nếu không nước Pháp cũng sẽ bị lọt vào quỹ đạo đỏ đó. Lo ngại này của de Gaulle không vu vơ, nhất là Stalin đang bành trướng làn sóng tại vùng trung và đông Âu Châu. Sự tái chiếm không thể thực hiện được nếu không có Hoa Kỳ giúp đỡ.

Một đoạn trong thư của de Gaulle gởi Truman:

The French leader told the Americans “if you are against us in Indochina, this would cause terrific disappointment in France and might drive France into communist hands. We do not want to become communist, but I hope you do not push us into it.” (Britain in Vietnam, Peter Neville, 2007, page 55)

Người lãnh đạo Pháp nói với người Mỹ “nếu các ông chống chúng tôi tại Đông Dương, việc này sẽ gây nên sự thất vọng lớn tại nước Pháp và có thể đưa đẩy nước Pháp lọt vào bàn tay những người cộng sản. Chúng tôi không muốn trở thành cộng sản, nhưng tôi hy vọng các ông không đẩy chúng tôi vào ngõ đó.”

Ngay cả vào tháng đầu tháng 8/1945, trước vài ngày vụ 2 trái bom nguyên tử Hoa Kỳ thả tại Hiroshima và Nagasaki, HCM đã gặp trưởng tình báo OSS của Hoa Kỳ, Archimedes Patti. Hai bên đã có những đối thoại về tình hình thế giới nghiêm trọng đang xảy ra. Hồ đoán biết Pháp sẽ tái chiếm để dẹp cộng sản nên ông ta nói thẳng với Patti rằng ông sẽ làm ra chiến tranh với Pháp dù có giết chết hết cả dân Việt Nam để chiến thắng.

He could assure them “and the world” that Viet Nam from north to south would be reduced to ashes, even if it meant the life of very man, woman, and child, and that his government’s policy would be one of “scorched earth to the end”. This statement from a man who was a master of understated diplomacy was, I know, not an idle threat and I still remember it vividly. (Why Vietnam, Archimedes Patti, 1980, page 4)

Ông ta quả quyết với họ và “cả thế giới” rằng Việt Nam từ bắc tới nam sẽ trở thành tro bụi, ngay cả nó có nghĩa là sự sống của mỗi người đàn ông, đàn bà, và trẻ con, và chính sách của chính phủ ông ta là một loại “tiêu thổ tới cùng”. Lời tuyên bố này từ một người mà ông ta là tổ sư của lối ngoại giao gian  hùng. Tôi biết đó không phải là lời đe dọa vu vơ và tôi luôn nhớ nó mãi một cách sống động.

Trở lại thời gian lúc Hồ ở Pháp. Khi bị tuyên chiến trước khi trở về Việt Nam, HCM còn tuyên bố với Sainteny và Moutet là “nếu phải đánh nhau, các ông giết 10 người của chúng tôi, chúng tôi chỉ giết 1 người của các ông, cuối cùng thì các ông sẽ mệt mỏi.” Một lần nữa, HCM dùng dân Việt Nam như  con vật  hy sinh để Hồ đạt chiến thắng.

Nếu cho rằng HCM đánh Pháp để giành độc lập cho dân tộc Việt Nam thì tại sao lại muốn  giết cả dân Việt Nam để giành chiến thắng? Hành động này chỉ có thể giải thích là nước Việt Nam là bàn đạp cho Hồ bước lên vai trò lãnh tụ cộng sản và thi hành nhiệm vụ theo lệnh đàn anh Nga Tàu. Người dân Việt Nam chỉ là những con vật hy sinh. Đất nước dân tộc trở thành tro bụi, còn Hồ thì vẫn còn “tổ quốc” kia để trở về. T Lan (bút danh của HCM) trong quyển “Vừa Đi Đường….” có đoạn Hồ than thở khi bị quân Tưởng lùng bắt rằng phải tìm đường trở về “tổ quốc Liên Xô”.

Tóm lại thì đang lúc cầu cạnh Hoa Kỳ hy vọng người Mỹ đứng ra công nhận chính phủ Việt Minh sau khi cướp chính quyền thành công, cho nên làm màn chống Pháp (Pháp de Gaulle) vào cuối 8/1945. Và rồi khoàng 5 tháng sau, 1/1946, khi chính phủ lâm thời Pháp bị lọt vào tay 2 đảng thiên tả Xã Hội và Cộng Sản thì hai bên HCM và Pháp lại có những sắp  xếp, thảo luận để đi đến Hiệp Ước Sơ Bộ. Đến đây thì lại thân Pháp và mang Pháp cộng sản này về Hà Nội bắt đầu từ ngày 7/3/1946 để bị người dân lên tiếng ngoài đường phố là “HCM bán nước!”

Người ta thường nói 4 tháng, kể từ 2/6/1946, HCM ở Pháp để vận động Hiệp Ước Sô Bộ, đó là nói chung chung, còn chi tiết hơn thì phải kể luôn ngay cả lúc ngồi trong tàu, 22/9/1946, Hồ còn viết thư  gửi bà So Dít ( phe thiên tả) để mong chính phủ Bidault công nhận. Hồ vào nhà Moutet lúc quá khuya yêu cầu ký Tạm Ước Modus Vivendi 14/9/1946, và sau đó ra bến xe lửa rồi lên tàu về nước mất cả tháng mới tới Việt Nam.

Theo tài liệu của tác giả Peter Neville, HCM lo sợ bị phe Bidault ám hại nếu về bằng máy bay mặc dù được chính phủ mua vé biếu tặng, nhắc lại hiện tượng vua Duy Tân bị cộng sản Pháp sát hại trên chuyến bay 12/1945 sau khi hai bên de Gaulle và Duy Tân có những chương trình cho một Việt Nam không cộng sản.

Một vài tài liệu trên chứng minh người cộng sản quốc tế HCM không thể là người vì dân vì nước. Nếu thật sự chống Pháp để giành lại độc lập thì không thể có hành động cầu cạnh Pháp – Pháp cộng sản và Pháp cộng hòa- về miền Bắc cùng chính phủ Hồ cai trị Việt Nam. Thật ra đó chỉ là mục tiêu ngắn hạn, co giãn theo hoàn cảnh để đi đến mục tiêu tối hậu là nhuộm đỏ Việt Nam và sau đó là Đông Dương theo lệnh đàn anh.

Những hiện tượng xảy ta tại Pháp bắt đầu từ 2/6/1946 cho tới trung tuần tháng 9/1946 cho thấy nguyên do đưa đến cuộc chiến tranh Đông Dương đầu tiên vào tháng 12/1946. Đó là cuộc chiến tranh ý thức hệ, cuộc chiến chống cộng sản không phải chống thực dân, mà Tổng Thống Richard Nixon đã nhấn mạnh trong cuốn No More Vietnam: Communism, not colonialism, was the principal cause of the war in Indochina.

Bút Sử
2/6/2016

Sources: Ho Chi Minh, William Duiker, 2000; Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1970;  Why Vietnam, Archimedes Patti, 1980; Britain in Vietnam, Peter Neville, 2007; No More Vietnam, Richard Nixon, 1985, Ho Chi Minh Tên Người Sáng Mãi, Hoàng Sơn Cường, 2008.

 

 

 

 

 

 

About truehochiminh

I write through researches from books of all aspects
This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s